Mở cửa hàng dịch vụ photocopy thì nên mua loại máy nào?

Với sự phát triển không ngừng của Khoa học công nghệ, y tế, giáo dục...Dịch vụ photocopy đang trở thành trào lưu kinh doanh được nhiều người lựa chọn, nhu cầu in ấn ngày càng nhiều, đâu đâu, tổ chức nào cũng có nhu cầu in ấn. Các quán photocopy tập trung rất nhiều ở các cổng trường Đại học, vì ở đó nhu cầu cho học tập của các bạn sinh viên là vô cùng lớn. 
Câu hỏi được các chủ quán photocopy đặt ra là để tăng thêm lợi nhuận cho công việc kinh doanh của mình thì cần lựa chọn loại máy photocopy nào? Hãy cùng chúng tôi đưa ra vài phương hướng cho những ai đang chuẩn bị có ý định mở dịch vụ Photocopy nào? 
Trước khi mở dịch vụ photocopy bạn nên tính toán chi tiết về phần kinh phí bỏ ra để đầu tư một chiếc máy photocopy, bạn đặc biệt nên lưu ý lựa chọn loại máy photocopy nào vận hành tốt nhất và đem lại lợi nhuận cao nhất cho mình.
Để chọn máy photocopy dùng để kinh doanh bạn nên lưu ý và cân nhắc một số điểm như sau:
Thứ 1: Bạn nên lựa chọn sản phẩm máy photocopy của các hãng lớn và có uy tín trên thị trường
Vì thị trường máy photocopy khá đa dạng với nhiều thương hiệu cũng như chủng loại máy, cho nên bạn cần cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn sản phẩm máy photocopy dùng để mở dịch vụ photocopy. Chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn những thương hiệu quen thuộc trên trị trường như: Dòng Toshiba, Ricoh, Canon hay Fuji Xerox …Hơn nữa, bạn cũng nên lựa chọn đơn vị cung cấp máy photocopy uy tín, (có nhiều năm kinh nghiệm) để được hài lòng và yên tâm nhất về chất lượng cũng như giá cả sản phẩm.


Ricoh là một lựa chọn hoàn hảo cho cửa hàng phototopy của bạn

Thứ 2: Tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lơi nhuận
Để làm được điều này thì chúng tôi khuyên bạn là  "Không nên mua máy photocopy loại mới". Tại sao lại vậy, đọc tiếp bạn nhé:  Khi lựa chọn máy photocopy dùng để kinh doanh tốt nhất bạn không nên chọn mua máy photocopy mới. Vì máy photochopy mới có giá thành rất cao (>50.000 nghìn bản chụp/tháng, Giá>100 triệu, :O cao quá, đầu tư thế này thì bao giờ mới có lãi đây) nếu bỏ ra chi phí đầu tư ban đầu lớn thì rất khó thu hồi vốn và việc kinh doanh của bạn sẽ khó đạt hiệu quả cao nhất. Hơn nữa, mọi chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì và kể cả chi phí mực cho máy photocopy cũng tính theo giá thành sản phẩm. Nếu sử dụng máy photocopy mới trong kinh doanh dịch vụ photocopy thì mọi chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng đều cao gấp nhiều lần so với việc sử dụng máy photocopy cũ. Tăng chi phí và vốn đầu tư đồng nghĩa với việc tăng giá của từng bản sao, khi đó sẽ không cạnh tranh  được với các đối thủ dẫn đến kinh doanh kém hiệu quả..

Thứ 3: Nên chọn mua máy photocopy đã qua sử dụng
Việc lựa chọn máy photocopy đã qua sử dụng là giải pháp tốt nhất cho việc kinh doanh dịch vụ photocopy. Bởi máy photocopy đã qua sử dụng (Như Toshiba, Ricoh) có tốc độ in cũng như có đầy đủ các chức năng không khác gì một máy photocopy mới 100%. Giá thành cho một máy photocopy đã qua sử dụng cũng rẻ hơn nhiều so với một máy photocopy mới. Như vậy việc sử dụng máy photocopy đã qua sử dụng chi phí đầu tư ban đầu thấp mà lợi nhuận thu về không kém gì khi sử dụng máy photocopy mới. Ngoài ra, khi dùng máy photocopy đã qua sử dụng, chi phí mực, chi phí vật tư và các chi phí cho dịch vụ sửa chữa thấp giúp tiết kiệm được nhiều chi phí cho nhà kinh doanh..
Toshiba E453 dòng máy photocopy nhập khẩu giá rẻ

Thứ 4: Chọn máy Photocopy có tốc độ cao
Bạn làm dịch vụ nên cần phải có một chiếc máy photocopy tốc độ mạnh. Nếu chọn máy tốc độ cao hơn thì có thể lên tới 45-50-55-60 bản/phút. Nếu máy dùng chủ yếu để photocopy giấy tờ, bằng cấp thì chỉ cần tốc độ 25 – 50 bản/phút. Dùng photocopy sách vở, tài liệu cho sinh viên, học sinh thì cần photocopy nhiều, nên chọn máy photocopy công nghiệp, tốc độ từ 50 – 85 bản / phút. Tuy nhiên cũng không nên chọn tốt độ cao quá vì dễ phát sinh kẹt giấy.
Hiện tại trên thị trường loại máy photocopy thường được làm dịch vụ là máy photocopy Ricoh và Máy Photocopy Toshiba. Đây là hai dòng máy đã qua sử dụng nhập khẩu tại châu Âu ở các nước, Anh, Pháp, Mỹ... Về Việt Nam máy còn mới 90 - 95%.
Share on Google Plus

About Admin

Admin vui vẻ hòa đồng
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét